Hotline 24/7 0985863129

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH NP VIỆT NAM

zalo mess
Tư vấn

Quạt thông gió chuồng trại chăn nuôi cho trang trại

Khi chọn quạt thông gió chuồng trại, hãy xem xét diện tích, công suất, vị trí, chi phí, loại quạt để tìm được mẫu phù hợp để cải thiện điều kiện trong chuồng, tăng hiệu suất sản xuất.

1. Khái niệm

2. Lợi ích

3. Mẹo chọn mua

4. Lưu ý lắp đặt

Chọn quạt thông gió trang trại chăn nuôi đóng vai trò quan trọng để đảm bảo môi trường thoáng mát, thoải mái cho động vật trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Việc chọn quạt phù hợp dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như kích thước của trang trại, vị trí lắp, công suất, số lượng... Điều này đòi hỏi kiến thức, sự cân nhắc kỹ lưỡng nhưng nó rất quan trọng để đảm bảo sự thoải mái, sức khỏe cho động vật trong môi trường nuôi.

Quạt thông gió chuồng trại chăn nuôi cho trang trại

Khái niệm

Quạt thông gió chuồng trại hay quạt hút mùi chuồng trại là thiết bị thông gió gắn trên tường trong nhiều loại trang trại chăn nuôi như trang trại bò, trang trại lợn, nhà vườn trồng rau, ươm cây, chủ yếu hút gió, loại bỏ mùi khó chịu, giảm bụi bẩn, đảm bảo không gian luôn thông thoáng.

Đặc điểm

Đặc điểm của quạt thông gió chuồng trại là lưu lượng gió lớn, giá hợp lý, công suất mạnh mẽ, tiết kiệm năng lượng, khả năng chống bám bụi, phù hợp với nhiều loại trang trại, dễ dàng lắp đặt.

Phân loại

Các loại quạt thông gió chuồng trại bao gồm quạt tròn, quạt vuông và quạt hút công nghiệp Composite. Tất cả đều có lưu lượng gió mạnh, áp suất thấp, độ ồn thấp và thiết kế để cải thiện môi trường chăn nuôi.

Lợi ích

Quạt thông gió quạt thông gió chuồng trại chăn nuôi đóng giúp tạo môi trường thoải mái, cung cấp không khí tươi cho vật nuôi, loại bỏ mùi hôi, cải thiện không khí trong trại, đảm bảo không khí thông thoáng, ngăn sự phát triển của côn trùng, vi khuẩn, làm mát trong mùa hè nóng, giảm nhiệt độ trong chuồng, cung cấp môi trường làm việc thoải mái cho người làm việc trong trại.

Mẹo chọn mua

Quạt thông gió chuồng trại chăn nuôi cho trang trại

Lựa chọn quạt thông gió phù hợp để đảm bảo hiệu suất, độ bền của hệ thống. Quạt nên có chất lượng đáng tin cậy, thời gian bảo hành dài hạn, khả năng hoạt động mạnh mẽ, êm ái., motor được bảo vệ chống bám bụi. Môi trường chăn nuôi chứa nhiều tạp chất, bụi bẩn, độ ẩm cao, nhiệt độ biến đổi. Sử dụng quạt có motor kín sẽ giảm nguy cơ hỏng do kẹt cặn, gỉ sét, các vấn đề khác, đảm bảo hiệu suất của hệ thống thông gió.

Khi chọn mua quạt thông gió chuồng trại cần dựa trên công suất, kích thước, công suất, chất lượng, phù hợp với đặc thù công trình, độ ồn, chủng loại, vị trí lắp, bảo hành, giá cả.

1. Công suất và kích thước

Xác định kích thước của chuồng trại và nhu cầu lưu lượng không khí. Động vật nhỏ không cần quạt công suất lớn, động vật lớn cần quạt công suất cao, lắp ở độ cao thích hợp. Lựa chọn loại quạt, cân nhắc kích thước chuồng để đảm bảo lưu thông không khí đều đặn và an toàn.

4 bước đơn giản để chọn quạt hút thông gió phù hợp với diện tích và số lượng động vật nuôi trong chuồng:

Bước 1: Tính thể tích của phòng cần lắp quạt thông gió.

Thể tích phòng (m3) = Chiều dài (m) x Chiều rộng (m) x Chiều cao (m).

Bước 2: Tra cứu mức độ thay đổi không khí cần thiết mỗi giờ (lần/giờ) dựa trên loại không gian và mục đích sử dụng.

Tham khảo bảng mức độ thay đổi không khí cần thiết mỗi giờ(lần/giờ) dưới đây:

Nhà ở

Văn phòng 

Nhà bếp

Toilet

Phòng khách

Phòng ngủ

Toilet

P. làm việc

Phòng họp

P. hút thuốc

15

10

6

6

10

6

12

20

Trường học

Bênh viện

Khu vực khác

Lớp học

Thư viện

Toilet

PPhòng ngủ

Toilet

P. sử dụng chung

P. có khí thải gas

6

6

12

6

10

6

20

Bước 3: Tính toán lượng không khí cần thiết.

Lượng không khí cần thiết (m3/h) = Mức độ thay đổi không khí cần thiết (lần/giờ) x Thể tích phòng (m3).

Bước 4: Chọn loại quạt hút thông gió có lưu lượng gió lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thực tế của phòng dựa trên kết quả tính toán từ Bước 3.

Giả sử

  • Diện tích chuồng: 5m x 10m = 50m2, chiều cao chuồng: 3m => Thể tích chuồng: 50m2 x 3m = 150m3
  • Mức độ thay đổi không khí cần thiết là 6 lần/giờ.
  • Lượng không khí cần thiết (m3/h) = Mức độ thay đổi không khí cần thiết (6 lần/giờ) x Thể tích chuồng (150m3) = 900 m3/h.

=> Chọn một quạt hút thông gió với lưu lượng gió 1000m3/h để đảm bảo đủ không khí cho chuồng và động vật nuôi.

2. Chất lượng và độ bền

Chọn quạt chất lượng cao, có khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt trong chuồng trại, đảm bảo rằng quạt có khả năng chống bám bụi và ẩm ướt.

3. Hiệu suất năng lượng

Xem xét hiệu suất năng lượng của quạt để giảm tiền điện, chọn các model tiết kiệm năng lượng có công suất tốt.

4. Độ ồn

Mức độ ồn của quạt ảnh hưởng đến động vật nuôi, người làm việc trong trại nên cân nhắc chọn quạt có độ ồn thấp.

5. Loại quạt

Cân nhắc giữa quạt thông gió tròn và vuông, hoặc quạt hút công nghiệp Composite tùy thuộc vào nhu cầu của trang trại, không gian lắp đặt.

6. Vị trí lắp đặt

Xác định vị trí lắp dựa trên hướng gió tự nhiên để đảm bảo lưu thông không khí hiệu quả, tận dụng gió tươi, loại bỏ không khí ô nhiễm. Nên kiểm tra tầm với quạt, tính toán số lượng quạt cần lắp đặt dựa trên nhu cầu của trang trại giúp cải thiện môi trường, hiệu suất của trang trại.

7. Bảo hành

Đảm bảo rằng quạt được bảo hành lâu dài để tránh sự cố và sửa chữa không cần thiết.

8. Giá cả

So sánh giá cả và tính năng của các loại quạt trước khi quyết định mua.

Lựa chọn quạt thông gió cho chuồng trại nên tập trung vào chất lượng, hiệu suất sản phẩm. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, nhà cung cấp quạt để chọn sản phẩm phù hợp.

Lưu ý lắp đặt

Khi lắp đặt quạt thông gió trang trại, cần tuân theo một số lưu ý quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn, cụ thể như:

Đối với chuồng kín

1. Xem xét nhiệt độ khí hậu

Trước khi lắp đặt quạt hút gió trong chuồng trại, hãy xem xét nhiệt độ, khí hậu tại vị trí chuồng nuôi. Khí hậu ở Việt Nam thay đổi qua bốn mùa, đặc biệt khắc nghiệt trong mùa hè và đông, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tăng trưởng của động vật nuôi.

2. Phù hợp với nhiệt độ

Đối với vùng có nhiệt độ cao, cần đảm bảo hệ thống thông gió có khả năng điều hòa nhiệt độ trong chuồng để giúp vật nuôi có đề kháng, tăng trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ cao.

3. Xem xét vách ngăn chuồng

Cấu trúc vách ngăn giữa các ô chuồng quyết định vị trí lắp đặt hệ thống quạt. Chuồng có vách ngăn bằng gạch cần lắp máy ở vị trí cao hơn vách ngăn. Chuồng với hệ thống lưới hoặc khung thép thông thoáng cho phép lắp đặt máy ở vị trí gần tường.

4. Loại vật nuôi

Loại động vật nuôi cũng ảnh hưởng đến việc lắp đặt hệ thống thông hút gió và làm mát. Động vật nhỏ và yếu không nên lắp đặt hệ thống quạt có công suất lớn.

Đối với chuồng hở

1. Nguyên tắc giống chuồng kín

Hệ thống thông gió cho chuồng hở cũng dựa trên các nguyên tắc giống chuồng kín. Tuy nhiên, chuồng hở cần đảm bảo không chỉ làm giảm nhiệt độ mà còn hút mùi bên trong chuồng, đặc biệt vào mùa đông, những ngày mưa khi chuồng được che bằng bạt.

2. Chuyên gia lắp đặt

Lắp đặt hệ thống quạt hút gió cho chuồng trại là việc quan trọng và yêu cầu đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Họ cần thực hiện khảo sát, thiết kế, và tư vấn phù hợp với loại động vật nuôi, kiểu chuồng, khí hậu, nhiệt độ.

Bài viết khác